Làm DJ Dễ Lắm, Vặn Mấy Cái Núm Là Xong...

 

Làm DJ Dễ Lắm, Vặn Mấy Cái Núm Là Xong

Đó là tư duy của nhiều bạn trẻ bập bõm làm được một vài bản nhạc remix.

Tôi có làm việc với khá nhiều DJ. Mặc dù tôi không hiểu nhiều về kỹ thuật của DJ nhưng với góc nhìn của dân sản xuất nghe thôi đã thấy hốt rồi.

- TRÌNH DIỄN REALTIME:

các bạn làm nhạc trên phần mềm có thể ngồi vặn 15' thậm chí cả tiếng để nối 2 bản nhạc với nhau cho mượt, nhưng DJ chỉ có vài giây để làm chuyện đó.

- ÁP LỰC SÂN KHẤU:

Bạn có khi nào biểu diễn văn nghệ hay trả bài trên lớp chưa, thuộc bài làu làu làm mọi thứ mượt như cháo chảy nhưng khi lên sân khấu hay bục giảng thì tim đập chân run quên sạch. Chưa kể môi trường bar club thì khán giả thường là khá nhiều thành phần và phức tạp áp lự lại càng cao.

- FELLING TRÊN SÂN KHẤU:

Đây là điều vô cùng quan trọng với những nghệ sĩ biểu diễn. Đối với những người mới bắt đầu làm thì việc họ tập trung hết vào chuyên môn sẽ làm gương mặt rất ngáo. Trong khi âm nhạc và đặc biệt là DJ là dẫn dắt cảm xúc bằng âm nhạc. Nếu mọi yếu tố kỹ thuật căn bản bạn không phải là người vững vàng thì ko thể felling được.

- NHẠC CẢM VÀ KINH NGHIỆM:

Ở góc độ nhìn nhận của mình, việc sắp xếp list nhạc, hiểu được những bài nhạc của mình đang có và đặc biệt có thể thay đổi bản nhạc không theo trình tự list khi trình diễn trực tiếp để dẫn dắt cảm xúc khán giả một cách tốt hơn, phù hợp với cảm xúc hiện tại của khán giả. Đây là một quá trình dài và rất dài đòi hỏi sự nỗ lực nghiên cứu cố gắng trải nghiệm và thậm chí là cả nước mắt. Các bạn thường chỉ để ý đến những giây phút ngắn ngủi họ xuất hiện trên sân khấu chứ không quan tâm phía sau họ đã phải vất vả như thế nào.

- SỨC KHOẺ:

nếu việc ngồi lâu một chỗ là nỗi khổ của hầu hết dân văn phòng và dân sản xuất nhạc, thì đối với DJ đó là việc tiếp xúc với âm thanh quá tải và thức khuya. Đối với nhu cầu sinh học của một cơ thể, việc ngủ còn quan trọng hơn cả uống nước và tất nhiên quan trọng hơn việc ăn. Khi bị lệch nhịp sinh học thời gian ngủ không đủ hoặc chất lượng giấc ngủ không cao sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.

- ĐẦU TƯ QUÁ LỚN KHI MỚI VÀO NGHỀ:

Để có thể làm gì với một bạn làm beat hay sản xuất nhạc hiện tại chỉ yêu cầu một máy tính và có tai nghe. Nhưng đối với một DJ thì hoàn toàn khác. Họ không thể "crack" để có nhạc để đi đánh bar dc. Nên việc ngoài sắm một bàn DJ có chất lượng đủ để biểu diễn, thì vấn đề về chi phí mua nhạc của DJ là một vấn đề cực kỳ đau đầu của bất cứ dj nào mới vào nghề. Và với phần mềm làm nhạc bạn mua một lần có thể dùng cả đời, nhưng đối với DJ chỉ sử dụng đến trong một thời gian ngắn cho một bản nhạc rồi lại phải đầu tư các bản nhạc mới.

- CẠNH TRANH:

thực tế trong ngành công nghiệp âm nhạc cứ ngành nào càng phát triển và có nhiều cơ hội công việc thì lại càng cạnh tranh. Khi thấy cơ hội công việc nhiều mọi người đổ xô đi học DJ đến thời điểm hiện tại thì mọi thứ đang bão hoà và quá tải. Đặc biệt với nghề DJ trong giai đoạn mới vào nghề, các bạn nữ DJ thường được ưu ái hơn, lý do là gì thì tự các bạn suy nghĩ nhé.

Cuối cùng không có nghề nào dễ hơn nghề nào hay cao quý hơn nghề nào. Nghề nào dễ tiếp cận và không phải học quá nhiều thì các bạn sẽ phải gặp cạnh tranh. Nếu các bạn vào những nghề không có cạnh tranh thì thường rất khó về mặt chuyên môn tốn thời gian luyện tập và đầu tư quá lớn. Tôn trọng nghề nghiệp của nhau là điều đầu tiên chúng ta cần làm để có được những sự kết hợp tốt hơn.

Để cùng dựa vào nhau đi trên con đường âm nhạc vốn đã rất khó khăn này.

 

#Nguồn : https://vbkmusicteam.com/blogs/bai-viet-chia-se/lam-dj-de-lam-van-may-cai-num-la-xong